Trong vài năm trở lại đây, sàn nhựa vinyl đang dần chiếm lĩnh thị trường nhờ khả năng chống ồn, chống nước và vẻ ngoài hiện đại. Nhưng sàn vinyl là gì? Vì sao nó lại được các doanh nghiệp lựa chọn để thi công văn phòng thay vì gạch, gỗ hoặc thảm truyền thống?
Bài viết dưới đây noithatofficevn.com sẽ giúp bạn hiểu rõ từ A-Z về loại sàn này. Khả năng chống nước thực tế cũng như gợi ý lắp đặt phù hợp trong văn phòng. Cùng khám phá nhé!
Sàn Vinyl Là Gì? Vì Sao Được Ưa Chuộng Trong Thiết Kế Văn Phòng Hiện Đại
Cấu tạo và đặc điểm nổi bật của sàn vinyl
Sàn vinyl được cấu tạo từ nhiều lớp, trong đó thành phần chính là nhựa tổng hợp PVC – một vật liệu bền, chống thấm hiệu quả. Lớp bề mặt thường được phủ một lớp “wear layer” có khả năng chống trầy xước, giúp sàn luôn bền màu theo thời gian.
Ngoài ra, sản phẩm còn có thêm các lớp chức năng khác như lớp lõi chịu lực, lớp ổn định chống cong vênh, lớp chống trượt giúp đảm bảo an toàn khi di chuyển.
So với gỗ tự nhiên, gạch men hay thảm trải sàn văn phòng. Sàn nhựa vinyl nhẹ hơn, thi công nhanh, dễ bảo trì hơn rất nhiều.

Ưu điểm của sàn nhựa vinyl trong không gian văn phòng
- Sàn vinyl có khả năng cách âm tốt, giảm tiếng ồn hiệu quả. Điều này phù hợp với môi trường làm việc cần sự yên tĩnh.
- Bề mặt nhẵn mịn, dễ lau chùi. Việc vệ sinh và bảo trì không tốn nhiều thời gian, tiết kiệm chi phí vận hành dài hạn.
- Đa dạng về màu sắc, hoa văn, từ vân gỗ đến giả đá. Giúp dễ dàng phối hợp nội thất, tạo nên không gian hài hòa, ấn tượng.
Phân loại sàn nhựa PVC phổ biến trên thị trường
- Dạng cuộn (sheet): phù hợp cho không gian lớn, ít mối nối.
- Dạng tấm (tile): dễ thay thế từng phần khi hỏng hóc.
- Dạng hèm khóa (click lock): không cần keo dán, dễ thi công.

Sàn Vinyl Có Chống Nước Không? Kiểm Chứng Khả Năng Chống Ẩm, Ngấm Nước
Cơ chế chống nước của sàn nhựa vinyl – Hiểu đúng bản chất
Nhờ cấu tạo từ nhựa PVC, sàn vinyl có khả năng không thấm nước ở mức độ tuyệt đối. Lớp bề mặt được phủ lớp chống ẩm, giúp ngăn nước thấm vào bên trong.
Không giống như gỗ tự nhiên hoặc MDF, các lớp sàn nhựa giả gỗ không hút ẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu thi công không đúng cách, các khe nối và mép sàn vẫn có thể bị nước len vào. Khi đó, nước không làm hỏng vật liệu nhưng có thể gây ra mùi hoặc nấm mốc.

Những điều kiện giúp sàn phát huy khả năng chống nước
Để sàn vinyl hoạt động hiệu quả trong môi trường ẩm ướt, cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Thi công đúng kỹ thuật: dán kín bề mặt, không để hở mép hay khe.
- Sử dụng lớp lót chống ẩm dưới sàn nâng, nhất là trong môi trường tầng hầm hoặc vùng có nền đất ẩm.
- Không nên để ngập nước kéo dài, vì nước có thể len vào mối nối, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và vệ sinh.
So sánh khả năng chống nước giữa sàn nhựa PVC vinyl & các loại sàn khác
- Sàn gỗ công nghiệp thường có cốt MDF hoặc HDF, dễ hút ẩm, phồng rộp nếu tiếp xúc nước lâu. Trong khi đó, sàn vinyl gần như miễn nhiễm với nước, miễn là thi công kín kẽ.
- So với sàn SPC hay WPC, sàn nhựa PVC mềm hơn, dễ thi công hơn nhưng khả năng chống nước không chênh lệch nhiều.
Doanh Nghiệp Nên Chọn Sàn Vinyl Khi Nào? Gợi Ý Lắp Đặt Phù Hợp Cho Không Gian Văn Phòng
Sàn nhựa giả gỗ vinyl phù hợp với những loại văn phòng nào?
- Văn phòng công nghệ, tài chính: yêu cầu sàn sạch, dễ vệ sinh, thẩm mỹ cao.
- Văn phòng có mật độ đi lại lớn: như phòng họp, khu lễ tân. Cần sàn chống trầy tốt, không gây tiếng ồn khi di chuyển.
- Với khu pantry, nhà vệ sinh, vẫn có thể dùng sàn vinyl. Nhưng nên ưu tiên loại chịu nước tốt, có bề mặt nhám chống trượt.

Lợi ích khi kết hợp cùng với sàn nâng kỹ thuật
Khi sử dụng sàn vinyl cùng sàn nâng kỹ thuật, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa không gian lắp đặt hệ thống dây dẫn. Cấu trúc dễ tháo lắp của sàn giúp việc bảo trì hệ thống điện, mạng thuận tiện hơn. Thiết kế đồng bộ cũng tạo cảm giác chuyên nghiệp cho không gian làm việc.
Tham khảo thêm: Top Vật Liệu Cách Âm Tốt Nhất Cho Văn Phòng
Lưu ý khi lựa chọn, lắp đặt sàn nhựa cao cấp vinyl cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp nên chọn loại sàn vinyl có độ dày từ 3-5mm để đảm bảo độ bền lâu dài. Sàn cần đạt các tiêu chuẩn về chịu lực, chống trơn trượt. Đặc biệt, nên ưu tiên các đơn vị cung cấp có chế độ bảo hành rõ ràng, đội ngũ thiết kế thi công nội thất văn phòng chuyên nghiệp. Bề mặt sàn nền cần được xử lý phẳng, khô ráo trước khi lắp đặt.
